Top 8 sân vận động lớn nhất thế giới
Bóng đá không chỉ thu hút người xem nhờ các trận cầu mãn nhãn mà đôi khi NHM còn mãi không quên đi những khoảnh khắc ấn tượng khi đến các sân vận động hoành tráng nhất thế giới
Estádio do Maracanã – Rio de Janeiro, Brazil
BÓNG ĐÁ SỐ
- Top 5 sân vận động có lượng khán giả trung bình cao nhất từ đầu mùa giải 2022-23 đến nay (tháng 3-2023)
- Top 5 cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất mọi thời đại trong lịch sử La Liga
- Top 5 cầu thủ bóng đá được tìm kiếm nhiều nhất trên Google vào năm 2023
- Top 5 cầu thủ có khả năng dứt điểm bằng chân không thuận tốt nhất thế giới hiện nay (tháng 12-2023)
- Top 5 tiền đạo xuất sắc nhất thế giới năm 2023
Công suất: 78.838
Đội chủ nhà: Đội tuyển bóng đá quốc gia Brazil, Fluminense FC, Flamengo
Đây là sân vận động hoành tráng nhất ở Nam Mỹ, được xây dựng vào năm 1950 cho kỳ World Cup đầu tiên tổ chức ở Brazil. Nó vẫn đang giữ kỷ lục về trận đấu có nhiều khán giả xem nhất với 199.854 người xem trận chung kết World Cup mà chủ nhà Brazil đã để thua Uruguay. Ngoài ra nó còn đăng cai FIFA Confederations Cup 2013, World Cup 2014 và Copa America 2015 cùng Thế vận hội mùa hè 2016.
Stadio Giuseppe Meazza (San Siro) – Milan, Ý
Công suất: 80.018
Đội chủ nhà: AC Milan, Inter Milan
Stadio Giuseppe Meazza, thường được gọi là San Siro, là sân nhà của 2 trong số 3 ông kẹ của bóng đá Ý và cũng là địch thủ truyền kiếp của nhau ở thành Milano – AC Milan và Inter Milan. Đây là sân vận động lớn nhất ở Ý và được đặt theo tên của Giuseppe Meazza, một huyền thoại từng cùng tuyển Italia vô địch World Cup 1934 và 1938 cũng như từng chơi cho cả AC Milan cũng như Inter Milan. Đội tuyển quốc gia Ý cũng thỉnh thoảng sử dụng sân đấu này kể từ khi nó bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1925.
Signal Iduna Park – Dortmund, Đức
Dung lượng: 80.700
Đội chủ nhà: Borussia Dortmund
Ban đầu được gọi là Westfalenstadion, đây là sân vận động lớn nhất nước Đức và được khai trương vào năm 1974, nhưng kể từ đó đã trải qua quá trình cải tạo và hoàn thành công suất lớn nhất vào năm 2006 khi tổ chức cho kỳ World Cup năm đó với chi phí 200 triệu Deutsche Mark.
Santiago Bernabéu – Madrid, Tây Ban Nha
Dung lượng: 81.044
Đội chủ nhà: Real Madrid
Nó được đặt tên để vinh danh cựu chủ tịch câu lạc bộ Real Madrid – Santiago Bernabéu, người đã giúp Los Blancos vô địch C1 5 lần liên tiếp từ 1956-1960. Sân vận động được khánh thành vào năm 1947 đã đăng cai 3 trận chung kết cúp châu Âu, một trận chung kết Champions League và chung kết Euro 1964 giữa Tây Ban Nha và tuyển Liên Xô cũng như FIFA World Cup 1982.
Stade de France – Paris, Pháp
Công suất: 81.338
Đội chủ nhà: Đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp
Stade de France là sân vận động mà đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp lên ngôi ở World Cup 1998 sau khi đánh bại Brazil 3-0 bằng cú đúp của Zidane. Đây là sân vận động duy nhất trên thế giới tổ chức cả hai trận chung kết World Cup bóng bầu dục cũng như chung kết World Cup bóng đá.
Wembley – London, Anh
Công suất: 90000
Nó đã được đặt tên là “Thánh địa của bóng đá” vì gắn liền nhiều sự kiện nổi tiếng. Thuộc sở hữu của FA, nó tổ chức các trận đấu quốc tế của tuyển Anh và cũng là nơi tổ chức các trận đấu chung kết giải đấu cúp trong nước. Sân Wembley mới mở cửa vào năm 2007 sau khi phá bỏ sân Wembley trong vòng 4 năm, đây cũng là nơi đăng cai thế vận hội mùa hè 2012.
Rose Bowl – Pasadena, Hoa Kỳ
Công suất: 92.542
Đội chủ nhà: UCLA Bruins (Bóng đá Mỹ)
The Rose Bowl là sân vận động bóng đá lớn nhất ở Hoa Kỳ. Đó là nơi diễn ra trận chung kết FIFA World Cup 1994 khi mà Italia thất bại trước Brazil, trận tranh huy chương vàng Olympic 1984 và nhiều vòng loại World Cup cho tuyển bóng đá Mỹ. Sân vận động được xây dựng vào năm 1922 và được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia Hoa Kỳ.
Estádio Azteca – Thành phố Mexico, Mexico
Công suất: 104.000
Đội chủ nhà: Đội tuyển bóng đá quốc gia Mexico, Club America
Estadio Azteca đã chứng kiến một số khoảnh khắc vàng trong bóng đá kể từ khi mở cửa vào năm 1966. Đây là nơi đăng cai 3 giải đấu lớn bao gồm Thế vận hội Mùa hè năm 1968 và FIFA World Cup 1970 và 1986.